Nghiên cứu – Trao đổi
-
Về triển khai thực hiện quy định ghi âm, ghi hình có âm thanh của Cơ quan điều tra VKSND tối cao
Ghi âm, ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can; khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là giải pháp hiệu quả để tránh trường hợp bị can phản cung, chối tội, thay đổi lời khai trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, quá trình thực hiện hoạt động này vẫn còn những khó khăn, hạn chế cần được tháo gỡ, đặc biệt là tăng cường năng lực và các điều kiện bảo đảm để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
-
Cơ quan điều tra VKSND tối cao: quan tâm, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trẻ
Trải qua 60 năm phát triển và trưởng thành, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đã để lại nhiều dấu ấn trong việc gìn giữ nền tư pháp trong sạch, vững mạnh; được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng. Với niềm tự hào được đứng trong lực lượng điều tra của Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao, chúng tôi, những cán bộ trẻ luôn luôn nêu cao tinh thần học hỏi, trau dồi và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để có thể đóng góp phần nhỏ bé của mình cho ngành Kiểm sát nói chung và Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao nói riêng.
-
Điều kiện đảm bảo cho hoạt động điều tra tố tụng đặc biệt
Hoạt động điều tra tố tụng đặc biệt được áp dụng đối với một số tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng với phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, chế độ chính trị, kinh tế đất nước. Bài viết phân tích một số điều kiện đảm bảo hoạt động này được tiến hành có hiệu quả trên thực tế như: Đảm bảo yếu tố bí mật; đúng trình tự, thủ tục; đầy đủ phương tiện, thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật; thực hiện tốt công tác kiểm sát.
-
Bàn về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được quy định tại khoản 1 Điều 367 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhận thức chưa thống nhất về thời điểm người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước; về mối liên hệ của quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước và quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm…
-
Một số vấn đề cần lưu ý khi kiểm sát việc giải quyết vấn đề dân sự trong giai đoạn điều tra
Thực tiễn khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự giai đoạn điều tra, còn trường hợp để xảy ra sai sót trong việc xác định đầy đủ và đúng tư cách của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng như chủ thể có trách nhiệm bồi thường trong các vụ án mà người phạm tội dưới 18 tuổi… dẫn đến việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc bản án bị hủy, sửa.
-
Các yêu cầu tội phạm hóa nhóm hành vi hối lộ theo Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng
BLHS năm 2015 đã thể hiện được nhiều yêu cầu về nội luật hóa Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) đối với tội phạm về tham nhũng. Tuy nhiên, quy định trong BLHS năm 2015 mới tương thích một phần các yêu cầu hình sự hóa tội phạm tham nhũng theo Công ước này, đặc biệt là các yêu cầu về tội phạm hối lộ (tội nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ). Do vậy, để hoàn thiện các quy định của BLHS về nhóm tội phạm hối lộ, cần nắm rõ các yêu cầu bắt buộc và tùy nghi.
-
Về việc trừ thời hạn tạm giữ, tạm giam vào thời hạn chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo
Hiện nay, vấn đề trừ thời hạn tạm giữ, tạm giam vào thời hạn chấp hành hình phạt tù của bị cáo được hưởng án treo còn chưa thống nhất. Từ việc phân tích những vướng mắc trong quy định của pháp luật, tác giả kiến nghị bổ sung quy định trước khi áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo phải trừ đi thời hạn tạm giữ, tạm giam, sau đó ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt còn lại phải thi hành.
-
Phân biệt tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
Trong bài viết nà, tác giả Hoàng Hải Yến và Nguyễn Quý Khuyến (Trường ĐHKS Hà Nội) phân tích những dấu hiệu pháp lý có tính chất tương đồng và khác biệt về chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan của Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ; đưa ra ví dụ minh họa nhằm làm rõ dấu hiệu pháp lý để phân biệt hai tội danh này.
-
Một số kinh nghiệm giải quyết vụ án về tham nhũng, chức vụ
Thời gian qua, nhiều vụ án lớn về tham nhũng, chức vụ đã được phát hiện và khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật. Từ thực tiễn giải quyết các vụ án đó, tác giả Nguyễn Mạnh Thường (Vụ 5 VKSND tối cao) rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc nghiên cứu tài liệu điều tra vụ án; ban hành bản yêu cầu điều tra; viết cáo trạng truy tố; xây dựng hệ thống chứng cứ; soạn thảo đề cương tham gia xét hỏi; tranh tụng tại phiên tòa.
-
Phân biệt Tội tham ô tài sản với một số tội phạm có hành vi chiếm đoạt tài sản khác
Thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có tính chất chiếm đoạt tài sản, cơ quan tiến hành tố tụng thường nhầm lẫn trong việc định tội danh do dấu hiệu pháp lý đặc trưng của những tội phạm này có điểm tương đồng. Theo tác giả Đinh Văn Quế (nguyên Chánh tòa Hình sự TAND tối cao), việc phân biệt loại tội phạm này cần căn cứ vào chủ thể tội phạm; động cơ, mục đích của người phạm tội và điều kiện thực tế để đánh giá.