Lịch sử & phát triển
Ngày 18/4/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 12/L-CTN công bố Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao,Điều 5 Pháp lệnh quy định bộ máy làm việc của VKSND tối cao có 8 đơn vị, trong đó có Vụ Điều tra thẩm cứu, đánh dấu sự hình thành tổ chức Cơ quan điều tra ngành Kiểm sát nhân dân.
Trước yêu cầu đấu tranh phòng,chống tội pham,yêu cầu cải cách tư pháp qua từng giai đoạn lịch sử thì mô hình tổ chức và thẩm quyền của Cơ quan điều tra ngành Kiểm sát nhân dân có những thay đổi nhât định. Tuy nhiên, kể từ khi hình thành Cơ quan điều tra ngành Kiểm sát nhân dân cho đến nay,trải qua 55 năm xây dựng và phát triển,kết quả công tác của Cơ quan điều tra ngành Kiểm sát nhân dân đã góp phần củng cố,tăng cường niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với ngành Kiểm sá tnhân dân; tạo điều kiện cho VKSND thực hiện tốt hơn chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; đảm bảo yêu cầu đâu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời góp phần giải quyết dứt điểm khiếu kiện kéo dài của công dân đối với những vi phạm của cán bộ các cơ quan tư pháp; chứng minh,làm rõ được nội dung vụ việc,tạo điều kiện cho các cá nhân,cơ quan đơn vị có cán bộ vi phạm khắc phục những hạn chế, thiếu sót, yên tâm công tác, tránh những nghi ngờ không đáng có trong nội bộ, nhằm xây dựng các cơ quan tư pháp ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Trong những năm đầu xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân, Phòng Điều tra thẩm cứu (là đơn vị tiền thân của Cơ quan điều tra ngành Kiểm sát nhân dân) và sau đó là Vụ Điều tra thẩm cứu tại VKSND tối cao có nhiệm vụ trực tiếp điều tra một số loại phạm pháp kinh tế và trị an xã hội.
Đến năm 1981, Vụ Điều tra thẩm cứu tại VKSND tối cao có 10 cán bộ điều tra, trực tiếp tiến hành hoạt động điều tra và các đơn vị thuộc VKSND thực hiện nhiệm vụ điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền, các vụ án do Viện trưởng Viện kiểm sát câp trên giao và các vụ án Viện trưởng Viện kiểm sát thấy cần thiết phải trực tiếp điều tra.Trên thực tế,Viện kiểm sát tiến hành điều tra khi thấy cần thiết trong các trường hợp: Để bảo đảm việc điều tra vụ án được tiến hành khách quan; những vụ do cán bộ điều tra,kiểm sát, Tòa án phạm tội;cán bộ có chức vụ quan trọng mà cấp ủy giao; những vụ mà Viện kiểm sát khởi tố, yêu cầu cơ quan Công an nhưng cơ quan Công an không thực hiện thì Viện kiểm sát có thể trực tiếp điều tra. Đến năm 1984, do yêu cầu của nhiệm vụ công tác,ngoài Vụ Điều tra thẩm cứu tại VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao đã ra quyết định thành lập 4 Phòng Điều tra thẩm cứu ở các VKSND thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và QuảngNam – Đà Nẵng.
Năm 1989, trên cơ sở quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đầu tiên của nước ta, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự đã quy định: Cơ quan điều tra VKSND là một trong hệ thống các Cơ quan điều tra chuyên trách; có thẩm quyền điều tra trong những trường hợp sau đây, khi Viện trưởng xét thây cần thiết:
a) Khi phát hiện việc điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
b) Khi tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật, phát hiện những vụ phạm tội rõ ràng, không cần thiết phải chuyển cho Cơ quan điều tra khác;
c) Khi phát hiện tội phạm trong hoạt động tư pháp; Viện trưởng VKSND tối cao có thể giao cho Cơ quan điều tra của VKSND điều tra trong những trường hợp khác.
Ở giai đoạn này, Cơ quan điều tra ngành Kiểm sát nhân dân được tổ chức ở hai cấp: Tại VKSND tối cao có Cục Điều tra đồng thời là Cơ quan điều tra (được thành lập trên cơ sở Vụ Điều tra thẩm cứu), còn ở VKSND các tỉnh có 36 Phòng Điều tra trên tổng số 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương; Viện kiểm sát quân sự có Phòng Điều tra và 18 Ban Điều tra thuộc Viện kiểm sát quân sự cấp thứ hai. Về lực lượng, Cơ quan điều tra có 15 cán bộ, ở Phòng Điều tra của mỗi Viện kiểm sát cấp tỉnh có từ 3 đến 8 cán bộ. Trong giai đoạn này, tổng số cán bộ thuộc hệ thống Cơ quan điều tra VKSND có 124 người; trong đó có 105 Điều tra viên (chiếm 84,7%) gồm 5 Điều tra viên cao cấp ở Cơ quan điều tra; 79 Điều tra viên trung cấp; 21 Điều tra viên sơ cấp; còn lại là Chuyên viên, nhân viên. Về trình độ: Đại học Luật có 40 người (32,2%); Cao đẳng Kiểm sát có 69 người (55,6%).
Đến năm 2000, theo tinh thần tại Thông báo số 136/TB-TW ngày 25/01/1996 của Bộ Chính trị đánh giá và định hướng cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp, Chỉ thị số 01/2000/CTngày10/01/2000 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác kiểm sát của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2000, trong đó về công tác điều tra đã nêu rõ: “Thực hiện đổi mới Cơ quan điều tra của VKSND theo hướng tăng cường tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra thuộc VKSND tối cao, chỉ để lại Phòng điều tra Viện kiểm sát cấp tỉnh ở những nơi xét thấy thật cân thiết. Cơ quan điều tra của VKSND chỉ tập trung vào việc điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ của cơ quan tư pháp”. Do vậy, ngoài Cơ quan điều tra VKSND tối cao, chỉ còn 10 VKSND tỉnh, thành phố có Phòng điều tra (không kể Phòng Điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ương và 8 Ban Điều tra cấp thứ hai).
Từ năm 2003 đến năm 2009, theo yêu cầu cải cách tư pháp, thực hiện chủ trương Viện kiểm sát không thự chiện chức năng kiểm sát chung mà tập trung thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp được nêu trong Nghị quyết số 08-NQ/ TW của Bộ Chính trị; căn cứ vào Luật Tổ chức VKSND năm 2002, các Phòng Điều tra của VKSND tỉnh, thành phố đều giải thể,Cơ quan điều tra ngành Kiểm sát nhân dân chỉ được tổ chứ cở VKSND tối cao với thẩm quyền “Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp “Bộ máy của Cơ quan điều tra ngành Kiểm sát nhân dân đã được tổ chức lại, theo Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, ban hành kèm theo Quyết định số 66/2005/QĐ-VKSTC-C6 ngày 13/04/2005 của Viện trưởng VKSND tối cao thì Cục Điều tra (Cơ quan điều tra) VKSND tối cao có 03 phòng: Phòng Tham mưu tổng hợp (Phòng 1); Phòng Điều tra một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp tại các tỉnh phía Bắc(Phòng 2); Phòng Điều tra một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp tại các tỉnh phía Nam (Phòng 3).Trong đó, Phòng 3 có 02 tổ công tác đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Về cán bộ, Cơ quan điều tra VKSND tối cao có 32 biên chế, trong đó có 14 Điều tra viên cao cấp,16 Điều tra viên trung cấp, 01 Điều tra viên sơ cấp và 01 Chuyên viên. Về bộ máy lãnh đạo, quản lý, gồm có: Cục trưởng, 03 Phó Cục trưởng, 03 Phòng nghiệp vụ, trong đó có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ.
Từ khi thành lập cho đến giai đoạn này, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã khởi tố nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp như: Vụ án Bắt giữ người trái pháp luật, dùng nhục hình, bức cung xảy ra tại tỉnh Cửu Long (nay là Vĩnh Long và Trà Vinh); Vụ “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Đầm Dơi (Cà Mau); Vụ án “Tha trái pháp luật người bị giam” và “Nhận hối lộ” có một bị can nguyên là Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Vĩnh Long, một bị can nguyên là Trưởng phòng Kiểm sát điều tra án kinh tế VKSND tỉnh Vĩnh Long cùng một số cán bộ cơ quan tư pháp; vụ Nguyễn Tùng Dương là sĩ quan Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội đã bắn chết cháu Nguyễn Việt Phương tại cầu Chương Dương. Trước đó một thời gian dài, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã tiến hành điều tra nhưng kết luận không khách quan,tạo ra sự phản ứng dữ dội của dư luận, chỉ đến khi Cơ quan điều tra VKSND tối cao thụ lý điều tra lại, khởi tố về tội “Giết người” thì vụ án mới được giải quyết rõ ràng, minh bạch; vụ “Bắt giữ người trái pháp luật ” và “Dùng nhục hình ” xảy ra tại phường Phương Mai, thành phố Hà Nội; vụ Huỳnh Kim Tuân, Võ Tuấn Anh Thư nguyên là chiến sĩ Công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên về tội ” Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”…
Từ năm 2010, thực hiện chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của VKSND để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới,Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã từng bước được củng cố, kiện toàn và tăng cường. Ngày 20/04/2010, Đảng ủy VKSND tối cao có Quyết định số 495-QĐ/TV thành lập Đảng bộ cơ sở Cơ quan điều tra hình sự VKSND tối cao; với 5 Chi bộ trực thuộc và đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ cơ sở lần thứ nhất, bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 -2015. Ngày 19/8/2010, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao kèm theo Quyết định số 1169/2010/VKSTC-C6 (gọi tắt là Quy chế 1169); theo đó, tổ chức của Cục Điều tra (Cơ quan điều tra) VKSND tối cao gồm 5 Phòng nghiệp vụ; 2 Đại diện Thường trực Cơ quan điều tra VKSND tối cao tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam; với tổng số 52 biên chế. Về bộ máy gồm có: Cục trưởng và 5 Phó Cục trưởng; 5 Trưởng phòng, 8 Phó Trưởng phòng và 16 Đội Trưởng Đội nghiệp vụ; có 33 Điều tra viên các cấp (15 Điều tra viên cao cấp,16 Điều tra viên trung cấp và 2 Điều tra viên sơ cấp). Về trình độ có 02 Tiến sỹ luật, 07 Thạc sỹ luật, 28 Cử nhân luật, 05 Cử nhân chuyên ngành khác, 08 đồng chí tốt nghiệp Học viện An ninh nhân dân và Học viện Cảnh sát nhân dân.
Trên cơ sở khái niệm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Điều 292 Bộ luật Hình sự, đồng thời cụ thể hóa quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Điều 4 Quy chế 1169 quy định: “Cơ quan điều tra VKSND tối cao có thẩm quyền điều tra các tội phạm sau đây:
1. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Chương XXII của Bộ luật hình sự mà người phạm tội là cán bộ của các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đã thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;
2. Các tội phạm có nguồn gốc phát sinh từ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tư pháp hoặc liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tư pháp trong quá trình tiến hành tố tụng (hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động…) ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án;
3. Hành vi phạm tội hoặc người thực hiện hành vi phạm tội có liên quan đến vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao đang khởi tố, điều tra”. Nội dung quy chế đã thể hiện cụ thể, rõ ràng thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, đúng như các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự,qua đó đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Có thể nói đây chính là bước ngoặt tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, tạo đà cho sự phát triển và trưởng thành cho đến nay.Tiếp tục đáp ứng chủ trương đẩ’y mạnh cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của VKSND để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 16/8/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết số 522e/NQ-UBTVQH13, theo đó đã quyết định bổ sung biên chế cán bộ, Điều tra viên cho Cơ quan điều tra VKSND tối cao thành 185 biên chế, trong đó có 35 Điều tra viên cao cấp.
Ngày 20/11/2015, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao kèm theo Quyết định số 18/QĐ/VKSTC-C1 (gọi tắt là Quy chế 18) thay thế cho Quy chế 1169. Đến nay, căn cứ các Quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao về việc thành lập các phòng nghiệp vụ ; theo đó tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra VKSND tối cao gồm:7 Phòng nghiệp vụ; 2 Đại diệnThường trực Cơ quan điều traVKSND tối cao tại các tỉnh miềnTrung-Tây Nguyên và miền Nam; với tổng số 103 biên chế. Về bộ máy gồm có: Thủ trưởng và 5 Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; 7 Trưởng phòng,14 Phó Trưởng phòng; có 01 Kiểm sát viên VKSND tối cao và 85 Điều tra viên các cấp (26 Điều tra viên cao cấp, 43 Điều tra viên trung cấp và 16 Điều tra viên sơ cấp). Về trình độ: có 01 Tiến sỹ luật; 22 Thạc sỹ luật; 72 Cử nhân luật và 4 Cử nhân chuyên ngành khác (có 18 đồng chí tốt nghiệp Học viện An ninh nhân dân và Học viện Cảnh sát nhân dân).
Kết quả công tác riêng năm 2010, Cơ quan điều tra đã tiếp nhận tổng số 497 tố giác, tin báo về tội phạm, tăng 14,5% so với năm 2009; đã phân loại xác định có 178 tố giác, tin báo liên quan đến hoạt động tư pháp, tăng 89,4% so với năm 2009. Khởi tố, thụ lý điều tra 21 vụ/42 bị can, tăng 110% so với năm 2009. Qua kết quả công tác điều tra, xác minh, Cơ quan điều tra đã ban hành 25 văn bản kiến nghị gửi tới các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Từ năm 2011 đến nay, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã tiếp nhận, thu thập 7.332 thông tin về tội phạm, đã nghiên cứu giải quyết 7.109 thông tin (đạt 96,9%). Thụ lý giải quyết tổng số 745 tố giác, đã kết thúc kiểm tra, xác minh, chuyển hồ sơ đến VKSND tối cao kiểm sát theoquy định713tốgiác,tin báo vềtộiphạm (đạt 95,7%). Khởi tố , thụ lý điều tra 216 vụ/215 bị can; trong đó: Tội phạm về tham nhũng trong hoạt động tư pháp:88 vụ/90 bị can (chiếm 40,8 %);Tội phạm khác về chức vụ trong hoạt động tư pháp:30vụ/37bịcan (chiếm 13,9%); Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp: 69 vụ/78 bị can (chiếm 31,9%). Đã kết thúc điều tra 201 vụ/198 bị can,(đạt 93,1%). Việc khắc phục, thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, chức vụ được Cơ quan điều tra VKSND tối cao chú trọng thực hiện. Tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị thiệt hại, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp trung bình đạt 55%. Trong thời gian này,Cơ quan điều tra đã ban hành 465 kiến nghị với cơ quan hữu quan các cấp (194 kiến nghị gửi cơ quan Công an, 105 kiến nghị gửi Tòa án, 90 kiến nghị gửi cơ quan Thi hành án dân sự, 58 kiến nghị gửi Việnkiểm sát địa phương và 18 kiến nghị gửi ngành khác) xử lý và phòng ngừa vi phạm, tội phạm. Các kiến nghị trên đều được các cơ quan tư pháp nghiêm túc tiếp thu và có biện pháp khắc phục.
Trong giai đoạn này, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã phát hiện, khởi tố, điều tra nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp về tội phạm tham nhũng, chứcvụ trong hoạt động tư pháp cũng như làm rõ những vụ án oan sai, bỏ lọt tội phạm được dư luận xã hội quan tâm, như: Vụ án Ngô Thanh Phong, nguyên Phó Thủ trưởng thường trực, Nguyễn Văn Nên, nguyên Phó Thủ trưởng và Phạm Văn Út,nguyên Thủ kho vật chứng kiêm Thủ quỹ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng; vụ án Đinh Thiên Tường, nguyên Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; vụ án Châu Tùng Chinh, nguyên Chi Cục Trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ về tội “Tham ô tài sản” với số tiền 2,6 tỷ đồng; vụ án oan sai xảy ra tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng khiến 07 người dân bị giam giữ, kết tội “Giết người” oan, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiến hành điều tra và khởi tố bị can đối với Nguyễn Hoàn Quân, Triệu Tuấn Hưng – Điều tra viên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng về tội “Dùng nhục hình”, khởi tố bị can đối với Phạm Văn Núi – Kiểm sát viên VKSND tỉnh Sóc Trăng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” ; vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, căn cứ vào kết quả điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao đã quyết định kháng nghị, trả tự do cho ông Nguyễn Thanh Chấn sau hơn 10 năm bị giam giữ, thi hành án phạt tù oan về tội “Giết người”,Cơ quan điều tra đã khởi tố hung thủ thực sự thực hiện hành vi giết người là Lý Nguyễn Chung về tội “Giết người”, đồng thời, khởi tố bị can đối với các cán bộ tiến hành tố tụng đã gây ra oan sai cho ông Nguyễn Thanh Chấn gồm: Trần Nhật Luật-Điều tra viên thụ lý chính, Đặng Thế Vinh – Kiểm sát viên kiểm sát điều tra vụ án về tội “Làm sai lệch hồ sơ vụ án”, Phạm Tuấn Chiêm-thẩm phán về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; vụ án Vũ Ngọc Dương bị các cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp của thành phố Hà Nội điều tra, truy tố, xét xử oan sai với mức án 30 tháng tù giam. Căn cứ kết quả điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Công an thành phố Hà Nội đã phải đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với Vũ Ngọc Dương.
Trên cơ sở những kết quả đạt được từ năm 2010 đến nay, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua. Điển hình như:
– Đảng bộ Cơ quan điều tra VKSND tối cao được Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tặng Cờ thi đua cho Đảng bộ cơ sở đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh tiêu biểu” 5 năm liền 2008-2012, Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng từ năm 2010 đến năm 2015.
– Năm 2016, do có thành tích xuất sắc trong công tác điều tra, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệTổ quốc,tập thể Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã được vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Tập thể Cơ quan điều tra được nhận Cờ thi đua của Chính phủ các năm:2010, 2011, 2013, 2014 và năm 2016; Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2012 và năm 2015.
-Công đoàn Cơ quan điều tra VKSND tối cao được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen do đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh các năm:2014,2015 và năm 2016. Đội thi Cơ quan điều tra đạt giải Nhì Chung kết cuộc thi Chúng tôi là Kiểm sát viên 2015 và giải Ba Chung khảo cụm 1 cuộc thi Chúng tôi là Kiểm sát viên năm 2016. Đoàn thể thao tham dự Giải thể thao Công đoàn VKSND tối cao lần thứ Nhất, đạt giải Nhất môn kéo co và môn tennis (đôi nam).
Về thành tích của cá nhân: Có 01 cá nhân được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì;01 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 06 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và nhiều cá nhân khác được công nhận Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát… Đây chính là mốc son quan trọng, đánh dấu sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể lãnh đạo, Điều tra viên và công chức Cơ quan điều tra ngành Kiểm sát nhân dân trong chặng đường lịch sử 55 năm xây dựng và trưởng thành.
Từ những kết quả đạt được, Cơ quan điều tra VKSND tối cao ngày càng khẳng định được vai trò và vị trí trong hệ thống các cơ quan tư pháp, góp phần thực hiện có hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân; được Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đơn vị hữu quan và nhân dân tin tưởng, ghi nhận. Vì vậy,Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, theo đó đã quy định thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao “Điều tra tội phạm xâm phạm tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp”.
Để chuẩn bị triển khai thi hành Bộ luật Hình sự,Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, đặc biệt là các quy định mới về tổ chức bộ máy,thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao;Lãnh đạo VKSND tối cao đã giao cho Cơ quan điều tra phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung biên chế và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.
Đặc biệt, để thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 28/12/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2017, nhằm tiếp tục quán triệt, thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Quốc hội về phát triển kinh tế-xã hội, về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, ngành Kiểm sát nhân dân tập trung phấn đấu thực hiện mục tiêu: Tiếp tục triển khai thự chiện nghiêm túc, kịp thời các đạo luật mới về tư pháp, những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND; tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, bảo đảm không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; nâng cao hiệu quả công tác điều tra của Cơ quan điều traViện kiểm sát; xây dựng ngành Kiểm sát trong sạch, vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.Ngay từ đầu năm 2017, đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Viện trưởng VKSND tối cao đã chủ trì làm việc với Cơ quan điều tra và các đơn vị hữu quan thuộc VKSND tối cao, theo đó đã kết luận và chỉ đạo một số nội dung cơ bản:
Đồng ý thành lập 03 Phòng nghiệp vụ thuộc Cơ quan điều tra VKSND tối cao tại 03 khu vực, gồm: Phòng điều tra tội phạm xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc; Phòng điều tra tội phạm xảy ra tại các tỉnh Tây Nguyên; Phòng điều tra tội phạm xảy ra tại các tỉnh miền Tây Nam bộ. Biên chế của các phòng nghiệp vụ này được thực hiện trong tổng số biên chế đã giao cho Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; công tác xây dựng thể chế; tăng cường cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho Cơ quan điều tra. Đồng ý thành lập 03Phòng nghiệp vụ thuộc Cơ quan điều tra VKSND tối cao tại 03 khu vực, gồm: Phòng điều tra tội phạm xảyra tại các tỉnh miền núi phía Bắc; Phòng điều tra tội phạm xảy ra tại các tỉnh TâyNguyên;Phòng điều tra tộ iphạm xảy ra tại các tỉnh miền Tây Nam bộ. Biên chế của các phòng nghiệp vụ này được thực hiện trong tổng số biên chế đã giao cho Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; công tác xây dựng thể chế; tăng cường cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho Cơ quan điều tra.
– Trong năm2017, Vụ Tổchức cán bộ chủ trì, phối hợp với Cơ quan điều tra thựchiện việc tuyển dụng đủ 185 biên chế
.- Đồng ý lấy ngày 18/4 hàng năm là “Ngày truyền thống của Cơ quan điều tra ngành Kiểm sát nhân dân”.
Kết luận chỉ đạo của đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Viện trưởng VKSND tối cao có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra ngành Kiểm sát nhân dân trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo,đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp./.